Mindfulness-based deep learning (Vietnam)

We are so happy to share this webinar, recorded on 3 July 2021 and hosted by the An Ban Social Enterprise (Wake Up Schools Vietnam). This webinar is in Vietnamese. It was attended by more than 150 educators, and is one of several online events that have been held during the pandemic to support educators, healthcare workers and parents. May it nourish many hearts.

Below is a reflection from An Ban about the webinar, in Vietnamese and in English.

Nhìn lại webinar “Học sâu thông qua thực hành chánh niệm” (Ngày 03/07) 

Webinar “Học sâu thông qua thực hành chánh niệm” đã diễn ra theo đúng thời gian dự kiến. Hội thảo chào đón hơn 150 thầy, cô và các nhà giáo dục từ 10 tỉnh, thành phố lớn Việt Nam và Singapore, gồm các giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học, Đại học và những người làm đào tạo, nhân sự. Cuối hội thảo, nhiều người cùng nán lại, gửi gắm lời khen trên Zoom Chat và nói lời “cảm ơn” với các diễn giả và ban tổ chức. Bầu không khí ấm cúng và kết nối lan tỏa!

Hội thảo mang đến một thông điệp chính – dạy và học là quá trình tương tác giữa người và người, vì thế, cần được nuôi dưỡng bằng các hoạt động giáo dục tỉnh thức trong quá trình giáo viên phát triển tư duy học sâu của riêng mình. Sự thay đổi tư duy tất yếu hình thành phong cách giảng dạy mới, hướng đến mức độ hiểu sâu các khái niệm hơn là ý nghĩa bề mặt, các kỹ năng nâng cao hơn là thông tin. Khi thế giới ngày càng bất ổn và mơ hồ, chúng ta, những người dạy và người học, bắt đầu cảm nhận một tiếng chuông giúp chúng ta nhận thức về “lúc này, ở đây” nhằm thiết lập mối quan hệ tương hỗ. Khi đó giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau học tập với mục tiêu thống nhất và nguồn lực sẵn có.

Trong bài thuyết trình của mình. PGS.TS. Lê Văn Hảo nhấn mạnh, giáo dục phải là quá trình rèn luyện tư duy, thoát khỏi việc ghi nhớ kiến ​​thức hay ứng dụng máy móc. Học sâu bắt đầu từ một nhu cầu giải quyết vấn đề thực tế, khi đó kiến thức liên ngành được các cá nhân thẩm thấu và sử dụng theo một cách có ý nghĩa riêng. Người dạy và người học cần tập làm quen với học tập chủ động thì mới được hưởng lợi từ trải nghiệm học sâu. Giáo viên có thể đặt ra nhiệm vụ học tập đòi hỏi năng lực tư duy bậc cao, đặc biệt là ở cấp độ sáng tạo trên thang Bloom, khơi gợi trí tò mò, động lực nội tại của học sinh và đồng hành cùng học sinh trong suốt hành trình khám phá tri thức. Ngoài ra, PGS.TS. Hảo cũng giới thiệu công cụ sáng tạo SCAMPER giúp thu hút học sinh tham gia các hoạt động sáng tạo. Sử dụng SCAMPER như một cách đặt câu hỏi dành cho những ai có óc tò mò và có mong muốn tìm kiếm các giải pháp mới cho cả các vấn đề hiện có và vấn đề mới.

Nguyễn Thu Lệ Hằng, từ việc thực hành chánh niệm trong giảng dạy, kết luận rằng người học cần động cơ (“cú hích”) trước và trong khi học một cái gì đó. Giáo viên đồng cảm với học sinh và truyền cảm hứng, giúp các em sử dụng các công cụ và kỹ thuật giáo dục sẵn có một cách sáng tạo. TS. Lệ Hằng chia sẻ rằng cô đã tạo ra một môi trường học tập lấy con người làm trung tâm, nhờ vậy mà cô có những khoảnh khắc vô cùng ngạc nhiên trước sự sáng tạo của sinh viên. Đã từng tham gia nhiều khóa học sư phạm và quản lý giáo dục, TS. Lệ Hằng rất tâm đắc khái niệm “người dạy/ người học đích thực”. Dạy và học không phải là robot, mà là một “dòng sông học tập”, một “hành trình đa sắc màu”, phản ánh chân thực mỗi con người. Khi lớp học không còn “người dạy”, mà là sự đồng điệu của khối óc và trái tim, thì việc học sâu sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ của kiến thức giáo trình.

Hội thảo cũng mang đến những trải nghiệm thực hành chánh niệm cơ bản như thở để thư giãn, nhận diện cảm xúc và tâm thế của người mới bắt đầu. Hội thảo không đưa ra một định nghĩa “cứng” về “Chánh niệm”hay chánh niệm sẽ giúp người dạy, người học học sâu như thế nào. Người tham gia sẽ có thời gian để suy ngẫm về những chia sẻ của diễn giả và tự tìm câu trả lời theo lăng kính riêng của mình. Người tham gia đã để lại những phản hồi rất tích cực về những chia sẻ của  PGS.TS. Hảo và TS. Lệ Hằng. Truyền cảm hứng, tình yêu dành cho giáo dục, khát vọng mang đến một cộng đồng giáo dục hạnh phúc là ấn tượng chủ đạo. Con đường giáo dục hạnh phúc là của chúng ta.

Sau webinar này, đội ngũ An Ban tiếp tục mở khóa học “21 ngày cùng tri kỷ An Ban”, cấp độ 1 và 2, vào tháng 7.2021. Hai khóa học tập trung vào phương pháp thực hành chánh niệm cốt lõi dành cho những người làm giáo dục. Thực hành chánh niệm giúp chúng ta trao quyền cho bản thân phát triển tư duy học sâu và tìm thấy động lực nội tại để chuyển hóa. Để biết thêm thông tin về khóa học, thầy, cô vui lòng xem tại đây: An Ban – Happy Educators

Webinar “Mindfulness-based Deep Learning” (July, 03): A Reflection

The webinar “Mindfulness-based Deep Learning” took place as scheduled, welcoming more than 150 educators from 10 provinces and major cities in Vietnam and from Singapore. The participants were diverse, of all the grades from kindergarten to tertiary level. Most of them lingered after the webinar to leave compliments on the Zoom chat box and say “thank you” to the featured speakers and the organizers. The sense of being connected was warmly felt in the air.  

The key message of the webinar was that the teaching and learning process is a continuous human interaction, thus should be nurtured by mindfully educational activities when a teacher develops own deep learning mindset. The change of the teacher mindset will naturally shape a new teaching style that emphasizes the complex understanding of concepts rather than surface meaning, the advanced skills rather than facts. The fact that the world has become uncertain and ambiguous rings a bell to us, teachers and learners, to be fully aware of the presence, to build a supporting relationship inside and outside class time with one another, then we become co-learners while constructing meaning from available resources.

In his presentation. Prof. Dr. Le Van Hao highlighted that education must be a mind training process, drifting away from knowledge memorizing or mechanical applications. Deep learning starts from a life-identified purpose to which different disciplines are connected and significantly personalized. Not until teachers and learners get into the habit of proactive engagement in learning, will they benefit from deep learning experience. The teacher could set highly cognitive tasks, especially at the creative level on Bloom taxonomy, to provoke the student’s curiosity as well as intrinsic motivation and accompany them during the exploration journey. In addition, Prof. Dr. Hao introduced the SCAMPER as a traditional, effectively-proven tool for teachers to engage their students in creative activities. SCAMPER turns out to be multiple questions for those who have a curious mind in looking for new solutions for both existing and novel problems.

Dr. Nguyen Thu Le Hang, reflecting on her practice of mindfulness in teaching, concluded that our students should be enabled to find out their genuine motive before and while learning something. The teacher empathizes with students and inspires them to make use of available educational tools and techniques in a creative way. Dr. Hang shared that she created a human-centered learning environment and experienced various moments when she was amazed by her students’ creativity. Involving herself in multiple courses related to teaching profession and educational management, Dr. Hang has recently embraced the concept of “authentic teacher/learner” who could make teaching and learning a flowing river, reflecting the true colors of each person. There would be no one who teaches but unity of heart and mind, then deep learning created meanings out of the syllabus.          

The webinar incorporated core practices of mindfulness such as breathing, identifying feelings and the shoshin mind. The participants were left open to a “hard” definition of “Mindfulness” and how it would be a foundation for deep learners to flourish. They will have time to reflect on the webinar sharings and find the answers to the questions using their own knowledge and belief.  The participants’ feedback, as beautiful as it showed, would make Prof. Dr. Hao and Dr. Hang grateful for themselves as the impression was so enormous. It is the love for education, the aspiration for happy teachers and learners that shine from the featured speakers that really matter. The educational way of happiness is then ours.    

Following this webinar, An Ban team continues to open a 2-level course “21 days of mindfulness” in July, focusing on the embodiment of practices mainly for those who work in education. Engaging in the core practice of mindfulness, we empower ourselves to develop a deep learning mindset and have courage to change. For more information, please check out here: An Ban – Happy Educators